Description
Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ – sachgiakho.com
Với những ai chưa bao giờ tiếp xúc qua chủ đề về vật lý lý thuyết thì đây quả là một quyển sách lý tưởng để bắt đầu. Có thể nói nguyên do khiến “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ” dễ thấm vào người đọc ngay cả khi họ chưa hề có một tí kiến thức chuyên môn nào là vì Stephen đã rất tài tình trong việc sắp xếp trình tự nội dung, chọn lọc từ ngữ, dùng lối viết gần gũi để giới thiệu, phân tích và nhất là đi kèm với rất nhiều hình ảnh mình họa. Ông chia nhỏ cuộc hành trình khám phá vũ trụ thành 7 chương: Chương 1: Giới thiệu sơ lược hai l thuyết của Einstein bao gồm lý thuyết tương đối tổng quát và thuyết lượng tử. Chương 2: Nêu ra các giả thuyết và phân tích hình dáng của thời gian dựa vào hai lý thuyết ấy. Chương 3: Đặt câu hỏi và dẫn mọi người đi tìm lời giải về lịch sử của vũ trụ.Chương 4: Định nghĩa về hố đen và ảnh hưởng của hố đen đến việc chúng ta có thể tiên đoán tương lai. Chương 5: Cá cược về việc du hành thời gian. Chương 6: Suy luận những gì sẽ xảy đến với ngành y học cũng như điện tử trong tương lai. Chương 7: Mở ra một khái niệm mới về sự vô tận bên ngoài vũ trụ. Cá nhân mình thấy các chương 4, 5, 6 dễ hiểu hơn hẳn vì đã được tiếp xúc vài lần thông qua các bộ phim khoa học viễn tưởng. Còn lại các chương 2, 3, 7 đi kèm với rất nhiều lý thuyết, công thức toán học, vật lý đưa đến một lượng thông tin hoàn toàn mới, đáng suy ngẫm và cũng khó lòng mà hiểu hết. Dù vậy đây là một quyển sách với lượng kiến thức khá nhiều, không thể chỉ đọc qua một lần được. “Chúng ta thường quen với ý nghĩ rằng các sự kiện được gây ra bởi các sự kiện trước đó, và các sự kiện này lại phát sinh từ những sự kiện trước đó nữa, tức là có một chuỗi nhân quả trải ngược về quá khứ. Nhưng giả sử rằng chuỗi này có một sự khởi đầu tức là giả sử có một sự kiện đầu tiên thì cái gì gây ra nó?” “Một định luật sẽ không phải là định luật nếu nó chỉ đúng ở một vài thời điểm.”
Với những ai chưa bao giờ tiếp xúc qua chủ đề về vật lý lý thuyết thì đây quả là một quyển sách lý tưởng để bắt đầu. Có thể nói nguyên do khiến “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ” dễ thấm vào người đọc ngay cả khi họ chưa hề có một tí kiến thức chuyên môn nào là vì Stephen đã rất tài tình trong việc sắp xếp trình tự nội dung, chọn lọc từ ngữ, dùng lối viết gần gũi để giới thiệu, phân tích và nhất là đi kèm với rất nhiều hình ảnh mình họa. Ông chia nhỏ cuộc hành trình khám phá vũ trụ thành 7 chương: Chương 1: Giới thiệu sơ lược hai l thuyết của Einstein bao gồm lý thuyết tương đối tổng quát và thuyết lượng tử. Chương 2: Nêu ra các giả thuyết và phân tích hình dáng của thời gian dựa vào hai lý thuyết ấy. Chương 3: Đặt câu hỏi và dẫn mọi người đi tìm lời giải về lịch sử của vũ trụ.Chương 4: Định nghĩa về hố đen và ảnh hưởng của hố đen đến việc chúng ta có thể tiên đoán tương lai. Chương 5: Cá cược về việc du hành thời gian. Chương 6: Suy luận những gì sẽ xảy đến với ngành y học cũng như điện tử trong tương lai. Chương 7: Mở ra một khái niệm mới về sự vô tận bên ngoài vũ trụ. Cá nhân mình thấy các chương 4, 5, 6 dễ hiểu hơn hẳn vì đã được tiếp xúc vài lần thông qua các bộ phim khoa học viễn tưởng. Còn lại các chương 2, 3, 7 đi kèm với rất nhiều lý thuyết, công thức toán học, vật lý đưa đến một lượng thông tin hoàn toàn mới, đáng suy ngẫm và cũng khó lòng mà hiểu hết. Dù vậy đây là một quyển sách với lượng kiến thức khá nhiều, không thể chỉ đọc qua một lần được. “Chúng ta thường quen với ý nghĩ rằng các sự kiện được gây ra bởi các sự kiện trước đó, và các sự kiện này lại phát sinh từ những sự kiện trước đó nữa, tức là có một chuỗi nhân quả trải ngược về quá khứ. Nhưng giả sử rằng chuỗi này có một sự khởi đầu tức là giả sử có một sự kiện đầu tiên thì cái gì gây ra nó?” “Một định luật sẽ không phải là định luật nếu nó chỉ đúng ở một vài thời điểm.”
Reviews
There are no reviews yet.